Thần thoại/Mythology

Tứ linh và tứ tượng (P2)

Lượt xem 717

Tứ tượng là gì?

Tứ tượng là gì?

Theo wikipedia thì tứ tượng là hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học,phong thủy trung quốc,…

Trong thần thoại trung quốc cổ đại có sự xuất hiện của tứ linh là: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước & Huyền Vũ. Tứ tượng tương ứng với 4 hướng là Đông, Tây, Nam và Bắc. bên cạnh đó, mỗi vị thần sẽ canh giữ 7 chòm sao trong 28 chòm sao trong thiên văn của Trung quốc.

Ý nghĩa của tứ tượng

Việc quan sát tứ tượng, cùng các tinh tú trong hệ thống nhị thập bát tú trong khi vận hành chuyển động của chúng có thể sử dụng để chọn lựa ngày tốt, ngày xấu, xác định thời gian, mùa vụ phục vụ cho canh tác nông nghiệp, dự đoán những biến động thời tiết, hay biến động của cuộc sống xã hội, cũng nhữ nền kinh tế chính trị thời cổ đại.

Trong Kinh Dịch, Tứ Tượng có liên quan chặt chẽ với thuyết Âm-Dương, tương ứng với Thiếu Dương, Thiếu Âm, Thái Dương và Thái Âm.

Đối với tử vi, hội tụ đủ tứ linh Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ là điều rất quan trọng để có địa thế đẹp. Ngày xưa, để chọn đc nơi đặt kinh đô, các nhà tử vi phong thủy phải tìm nơi hài hòa giữa tứ tượng như nơi đó có sông ngòi, đất phải phì nhiêu, dễ đón gió và nhận được ánh mặt trời vừa phải.Tứ tượng còn tương ứng với bốn phương Đông – Tây – Nam – Bắc và bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông.

Tứ tượng cũng tương ứng với Tứ Đại yếu tố của truyền thuyết Châu âu là nước (xanh biển – Thanh Long), lửa (đỏ – Chu Tước), gió (trắng – Bạch Hổ) và đất (đen – Huyền Vũ).Trong dân gian, tứ tượng là linh vật cai quản bốn phương vũ trụ. Tứ tượng cho các vị thần vừa có trách nhiệm quản lý, vừa ban phước lành cho con người.

Thanh Long: trông coi quân sự & hộ mệnh về sức mệnh

Bạch Hổ: trông coi biên cương và hộ mệnh về uy quyền

Chu Tước: trông coi năng lượng, ánh sáng và hộ mệnh về sự phát triển

Huyền Vũ: trông coi tuổi thọ, vận mệnh & hộ mệnh về may mắn và phúc lộc

Thanh Long (tiếng Nhật là Seiryu, tiếng Hàn là  Cheong-ryong): con rồng Xanh ở phương Đông.

Tứ tượng là gì?

Thanh Long hay Thượng Long (Lôi) linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng (thời cổ đại gọi là Thương Long) là rồng xanh có tượng hình là con rồng (Long), có màu xanh (Thanh) màu của Hành Mộc, ở phương Đông và tượng trưng cho mùa Xuân, gồm bảy chòm sao nhỏ hơn hợp thành:

* Giác Mộc Giảo (Giác – Cá Sấu)
* Cang Kim Long (Cang – Rồng)
* Đê Thổ Lạc (Đê – Cu Li)
* Phòng Nhật Thố (Phòng – Thỏ)
* Tâm Nguyệt Hồ (Tâm – Cáo)
* Vĩ Hỏa Hổ (Vĩ – Cọp)
* Cơ Thủy Báo (Cơ – Báo)

Trích dẫn:

無極生有極、有極是太極、
太極生兩儀、即陰陽;
兩儀生四象: 即少陰、太陰、少陽、太陽、
四象演八卦、八八六十四卦
Vô cực sanh hữu cực, hữu cực thị thái cực;
Thái Cực sanh lưỡng nghi, tức âm dương;
Lưỡng nghi sanh tứ tượng: tức thiếu âm, thái âm, thiếu dương, thái dương;
Tứ tượng diễn bát quái, bát bát lục thập tứ quái

Trong đó Giác là hai sừng của rồng, Cang là cổ của rồng, Đê là chân trước của rồng, Phòng là bụng của rồng, Tâm là tim của rồng, Vĩ là đuôi của rồng, Cơ là phân của rồng. Bảy chòm sao này xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa xuân.

Hai sao Phòng và Tâm là gần nhau nhất trong cung Thanh Long, có nhiều đặc điểm tương đồng về độ sáng, cấu tạo, chu kỳ, … nên thời được ví như hai chị em sinh đôi.
Thời Minh, chỉ huy sứ Cẩm y vệ được gọi là Thanh Long

Bạch Hổ (tiếng Nhật là Byakko, tiếng Hàn là Baek-ho): Con hổ trắng ở phía Tây

Tứ tượng là gì?

Bạch hổ là linh vật thứ hai trong tứ linh. Nó cũng có ảnh hưởng rất lớn tới tử vi, thuyết âm dương. Trong thiên văn, chòm sao Bạch Hổ gồm 7 chòm sao Châu âu (sao Khuê, sao Lâu, sao Vị, sao Mão, sao Tất, sao Chủy, sao Sâm).- Bạch Hổ (Phong) là cọp trắng có tượng hình là con cọp (Hổ), có màu trắng (Bạch) màu của hành Kim, ở phương Tây và tượng trưng cho mùa Thu, gồm bảy chòm sao nhỏ hơn hợp thành:

* Khuê Mộc Lang (Khuê – Sói)
* Lâu Kim Cẩu (Lâu – Chó)
* Vị Thổ Trệ (Vị – Trĩ)
* Mão Nhật Kê (Mão – Gà)
* Tất Nguyệt Ô (Tất – Quạ)
* Chủy Hỏa Hầu (Chủy – Khỉ)
* Sâm Thủy Viên (Sâm – Vượn)

Bạch Hổ là linh vật linh thiêng có tượng là hình con hổ, có gam màu, đấy là màu của hành Kim ở Châu âu, do đó tương ứng với mùa Thu. Thần Hổ có đầy sức mạnh, khao khát nghênh chiến mọi thách thức, gắn liền với khát vọng chiến thắng và mùa nở hoa. Thần Hổ gắn liền với chiến tranh & những binh lính ban đầu chiến đấu tận cùng, vì nghĩa cử đối với đất nước.Trích dẫn:

Trong các chòm đó, thì chỉ có hai chòm Chủy và Sâm tạo thành hình con hổ, với Chủy là đầu hổ, Sâm là bốn chân và thân hổ. Các chòm này xuất hiện giữa trời vào mùa thu.

Chu Tước (hay Chu Điểu, tiếng nhật là Suzaku, tiếng Hàn là Joo-jak): Con chim đỏ màu của phương Nam, hay được biết tới là Chim Lửa, Chim Phượng Hoàng.

Tứ tượng là gì?

Chu Tước là linh vật thứ ba trong tứ thánh thú, và cũng ảnh hưởng rất lớn tới tử vi phong thủy, thuyết âm dương & triết học phương Đông. Trong thiên văn, Chu Tước gồm 7 chòm sao phương Nam trong (sao Tỉnh, sao Quỷ, sao Liễu, sao Tinh, sao Trương, sao Dực và sao Chẩn).- Chu Tước hay Chu Điểu (Thời cổ đại gọi là Chu Điểu) (Hỏa) là chim màu đỏ có tượng hình là con chim sẽ (Tước), có màu đỏ (Chu) màu của hành Hỏa, ở phương Nam và tượng trưng cho mùa Hạ, gồm bảy chòm sao nhỏ hơn hợp thành:

* Tỉnh Mộc Hãn (Tỉnh – Cầy)
* Quỷ Kim Dương (Quỷ – Dê)
* Liễu Thổ Chương (Liễu – Hoẵng)
* Tinh Nhật Mã (Tinh – Ngựa)
* Trương Nguyệt Lộc (Trương – Nai)
* Dực Hỏa Xà (Dực – Rắn)
* Chẩn Thủy Dẫn (Chẩn – Giun)

Chu Tước thời cổ đại gọi là Chu Điểu (con chim màu đỏ). Đây là linh vật linh nghiệm có tượng là hình con chim sẻ (tước), có gam màu đỏ (chu) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ.

Về sức mạnh, Chu Tước có sức mạnh bỗng nhiên là lửa và sao Hỏa là hành tinh tượng trưng cho Chu Tước. Lửa có sức mạnh rất ghê gớm, và nó làm ta liên tưởng đến Phượng Hoàng – vua của các loài chim. Theo huyền thoại, Phượng Hoàng là loài chim bất tử, đc sinh ra và lớn nên trong bão lửa, & sao Hỏa cũng như vậy. Nó tượng trưng cho sức mạnh, tình yêu, đam mê và xung đột.

Trích dẫn:
Trong đó Tỉnh tượng hình mỏ chim, Quỷ tượng hình mào chim, Liễu tượng hình diều chim, Tinh tượng hình cổ chim, Trương tượng hình bụng chim, Dực tượng hình cánh chim, Chẩn tượng hình đuôi chim.

3 sao Liễu, Tinh, Trương có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời tạo thành một đường thẳng.

Trích dẫn:

Đối chiếu với văn minh Phương Tây, Chu Tước thường được so sánh với Phoenix, phượng hoàng lửa có sự trường sinh, sức mạnh hồi sinh. Tuy nhiên hai hình tượng và khái niệm tương ứng không giống nhau, Chu Tước phương Đông không phải Phượng hoàng.

>>> Chu Tước (chim đỏ) và Phượng Hoàng (Phụng) khác nhau hoàn toàn

Huyền Vũ (hay Thiên Vũ, tiếng Nhật là Genbu, tiếng Hàn là Hyeon-mu): vị chiến binh màu đen của phương Bắc hay Thần Rùa.

Tứ tượng là gì?

Huyền Vũ là linh thú cuối cùng trong Tứ thánh thú, đồng thời cũng có ảnh hưởng rất lớn trong tử vi, thuyết âm dương & triết học. Trong Thiên văn, Huyền Vũ gồm gồm 7 chòm sao phương Bắc (sao Đẩu, sao Ngưu, sao Nữ, sao Hư, sao Nguy, sao Thất, sao Bích).- Huyền Vũ (Thủy) có hình tượng là con rắn quấn quanh con rùa (Vũ), có màu đen (Huyền) màu của hành Thủy, ở phương Bắc và tượng trưng cho mùa Đông, gồm bảy chòm sao nhỏ hơn hợp thành:

* Đẩu Mộc Giải (Đẩu – Cua)
* Ngưu Kim Ngưu (Ngưu – Trâu)
* Nữ Thổ Bức (Nữ – Dơi)
* Hư Nhật Thử (Hư – Chuột)
* Nguy Nguyệt Yến (Nguy – Én)
* Thất Hỏa Trư (Thất – Heo)
* Bích Thủy Dư (Bích – Nhím)

Hình dạng khởi nguyên của Huyền Vũ là con rùa đen và một con rắn. Đây là linh vật rất cổ của trung hoa. Trong truyền thuyết về thủy tổ của người trung hoa, với Phục Hy là tổ phụ là tổ phụ và Nữ Oa là tổ mẫu, hình tượng của Phục Hy là hình rắn và Nữ Oa là hình rùa, tượng trưng cho sự trường tồn và sức mạnh.

Không chỉ thế, Huyền Vũ có liên quan mật thiết đến một vị thần có vị trí rất cao trong Đạo Giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ Đại Đế.Ông còn có các tên khác là Thượng Đế Tổ Sư, Đãng Ma Thiên Tôn, Hỗn Nguyên Giáo Chủ, Bắc Cực Huyền Linh Đại Đế. Ông có hai con vật thiêng là Linh quy và Thần xà, tượng trưng cho sự trường tồn và trí tuệ. Huyền Vũ tượng trưng cho ngày đông & sao Thủy là hành tinh Thay mặt cho Huyền Vũ. Sao Thủy hiện thân cho sự thông thái, sự ổn định & trường thọ.Trích dẫn:

Hình tượng Huyền Vũ có liên quan mật thiết đến một vị thần có vị trí rất cao trong Đạo giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế, ông còn các danh xưng khác: Thượng đế tổ sư, Đãng ma thiên tôn, Hỗn nguyên giáo chủ, Bắc cực huyền linh đại đế. Ông có 2 con vật thiêng là Linh Quy và Thần Xà, tượng trưng cho sự trường tồn và trí tuệ. Vì vậy chữ “Vũ” trong “Huyền Vũ” ở đây với nghĩa là “sức mạnh” gồm cả rùa và rắn (tiếng Anh còn dịch là Warrior).

Ngoài ra, Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con “vũ” màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh.

Vì vậy đôi khi chúng ta nhìn thấy những bức tượng hoặc hình ảnh Huyền Vũ là 1 con rùa trên mai cõng 1 con rắn đều phát xuất từ hình tượng trên mà ra.

Trích dẫn:
>>Huyền Vũ là hình tượng “Vũ” nên Huyền Vũ không phải là hình tượng con rùa đen. (Huyền Quy khác Huyền Vũ ).

Trong thuyết Âm Dương, Tứ tượng tương ứng với giai đoạn sinh làm bốn phạm trù trong quá trình biến đổi của vũ trụ (Hư vô sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái)Tứ tượng gồm

Thái dương: tượng hình bởi hai vạch liền
Thiếu dương: tượng hình bởi vạch liền ở dưới, vạch đứt ở trên
Thái âm: tượng hình bởi vạch đứt ở dưới, vạch liền ở trên
Thiếu âm: tượng hình bởi hai vạch đứt

Đồng thời Tứ tượng cũng tương ứng với bốn phần của vòng tròn Thái cực đồ

Hoàng Lân (Các tên gọi phổ biến là Kirin, Qilin ) – Thánh thú thứ 5 – Trung tâm cai quản

Tương truyền còn có thánh thú thứ năm, Hoàng Lân (con kỳ lân màu vàng), hay “Hoàng Lân của Trung tâm”. Tất cả các thánh thú hợp lại dưới sự cai quản của “trung tâm” là Hoàng Lân, và Hoàng Lân tượng trưng cho nguyên tố Thổ. Các tên gọi phổ biến là Kirin, Qilin.

Biểu đồ gióBắc · Huyền VũBiểu đồ gió
Tây · Bạch HổBĐông · Thanh Long
T    Trung tâm    Đ
N
Nam · Chu Tước

Năm thần thú tương ứng với năm nguyên tố trong thuyết Ngũ Hành. Thanh Long của phương Đông ứng với Mộc, Chu Tước của phương Nam ứng với Hỏa, Bạch Hổ trắng của phương Tây ứng với Kim và Huyền Vũ của phương Bắc ứng với Thủy. Trong thuyết này, nguyên tố thứ năm Thổ ứng với Hoàng Lân ở chính giữa.

Tứ tượng là gì?

Kỳ lân có đầu nửa rồng nửa thú, có 1 sừng nhưng không hút ai bao giờ nên được gọi là sừng từ tâm. Hình dáng qua mỗi biến thể cũng có thay đổi ích nhiều qua từng thời kỳ, không cố định, có Kỳ lân giống hưu, giống hoẵn, lạc đà, sư tử… Mang trong mình lòng nhân từ, luôn tránh sát hại côn trùng, thậm chí hoàng lân không dám đạp lên cỏ mềm dưới lối đi.

Trong tín ngưỡng dân gian phương Đông, Lân cũng là con vật báo hiệu điềm lành sắp đến, là biểu tượng cho sự nguy nga đường bệ, sự trường thọ và niềm hạnh phúc lớn lao. Lân mang trong mình tất cả những phẩm chất đặc trưng của một con vật nhân từ.

Ngũ linhNgũ phươngNgũ quýNgũ sắcNgũ hànhTứ tượngQuái
Thanh LongĐôngXuânXanhMộcThiếu Dương
Chu TướcNamHạĐỏHỏaThái Dương
Bạch HổTâyThuTrắngKimThiếu Âm
Huyền VũBắcĐôngĐenThủyThái Âm
Hoàng Long hoặc Kỳ LânTrung tâmHạ ChíVàngThổ

Tứ Linh và Tứ Tượng có khác nhau không ?

Tứ tượng là gì?

Nói về Tứ Tượng và Tứ Linh nhiều người sẽ không phân biệt được bởi trong văn hóa nhiều vùng miền khác nhau cũng sẽ khác nhau. Như 2 khái niệm phái trên tứ linh là 4 loại vật được thờ tự trong khu vực trong Đông Nam Á còn tứ tượng là 4 loài vật trong văn hóa của người Trung Hoa.

Trong Văn hóa của người Đông Nam Á như Việt Nam thì tứ linh bao gồm Long, Lân, Quy, Phụng, còn của người Trung Hoa họ là Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ. Nhìn vào cả tứ linh và tứ tượng ta thấy con Bạch Hổ đã thay bằng con Lân, Quy đã thay bằng Chu Tước, và Huyền Vũ đã thay bằng Phụng. Đó là sự khác nhau cơ bản về tứ tượng và tứ linh.

Sưu tầm & Tổng hợp

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *