Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn trên thế giới
TÓM TẮT BÀI VIẾT
Sự ra đời tiêu chuẩn xếp hạng sao khách sạn
Lịch sử ghi nhận vào năm 1962, Tổ chức Du lịch Thế Giới WTO đã tiến hành xây dựng một hệ thống xếp hạng khách sạn được công nhận toàn cầu. Mãi cho đến năm 1995, khắp thế giới có khoảng hơn 100 hệ thống phân loại được sử dụng, phần lớn là dựa vào mô hình của WTO nhưng được tùy biến cho phù hợp với điều kiện văn hóa địa phương.
Hàng loạt đề án xếp hạng khách sạn được sự dụng bởi các tổ chức khác nhau trên khắp Thế Giới với các phương pháp phân cấp khác nhau như bằng các con số, các chữ cái, ngôi sao, vương miện…Tạp chí Forbes Travel, tên cũ là Mobil Travel là tổ chức đầu tiên đưa ra hệ thống đánh giá bằng ngôi sao. Theo cách phân loại này, càng nhiều ngôi sao cho thấy sự tiện nghi hơn, sang trọng hơn, cao cấp hơn. Ngày nay, phương thức xếp hạng khách sạn bằng ngôi sao được nhiều quốc gia ưa chuộng áp dụng, trong đó có Việt Nam.
Vậy tại sao phải xếp hạng sao khách sạn? Thực tế, từ mục đích ban đầu chỉ nhằm thông báo trước cho khách du lịch các đánh giá khách quan dựa trên chỉ tiêu cơ bản được kiểm chứng, việc xếp hạng khách sạn đã dần trở nên phổ biến và giờ đây còn mang mục đích quảng bá, giúp khách sạn khẳng định tên tuổi của mình. Một khách sạn càng nhiều sao chứng tỏ địa chỉ lưu trú đó càng có chất lượng cao.
Sao là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng dịch vụ và tiện nghi trong từng khách sạn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một khách sạn đạt chuẩn 5 sao tại Việt Nam có khi chỉ đạt tiêu chuẩn 4 sao khi đặt lên cán cân so sánh tiêu chí xếp hạng khách sạn quốc tế mà thôi.
Khách sạn nước ngoài 1 sao thường chỉ có một loại phòng duy nhất – Internet
Tiêu chí xếp sao của khách sạn Châu Âu được tổ chức HOTREC (Hiệp hội khách sạn, nhà hàng và quán cà phê Châu Âu) đánh giá và xếp hạng. Các nước Châu Âu có hệ thống khách sạn dưới sự bảo trợ của HOTREC bao gồm 24 nước: Cộng hòa Séc, Áo, Hungary, Thụy Điển, Hà Lan, Đức và Thụy Sĩ,…
Năm 2004, Thụy Sĩ công bố bản soạn thảo Hotelstars Union và được tổ chức HOTREC phê duyệt làm tiêu chuẩn chung để xếp hạng sao khách sạn ở Châu Âu, cụ thể:
Phân loại sao khách sạn | Tiêu chuẩn xếp loại sao |
---|---|
Khách sạn 1 sao | 100% phòng nghỉ có phòng tắm, bồn tắm; Dịch vụ dọn phòng hàng ngày; 100% phòng nghỉ có tivi, quạt; Có xà phòng, dầu gội đầu,… |
Khách sạn 2 sao | Bữa sáng buffet; Đèn đọc sách cạnh giường ngủ; Có internet trong phòng hoặc ở khu công cộng; Có các sản phẩm vệ sinh (Kem đánh răng, bàn chải, bộ cạo râu…) |
Khách sạn 3 sao | Tiếp tân 14/24h, nhận điện thoại 24/7 từ trong và ngoài khách sạn, nhân viên biết ngoại ngữ; Phòng chờ ở quầy tiếp tân, có dịch vụ hành lý theo yêu cầu; Các dịch vụ đánh giày, giặt là; Cung cấp thêm gối và chăn theo yêu cầu. |
Khách sạn 4 sao | Có quầy bar mini hoặc dịch vụ đồ uống tận phòng 16/24h; Ghế bọc và bàn nhỏ; Áo choàng tắm và dép đi trong nhà theo yêu cầu. |
Khách sạn 5 sao | Dịch vụ đỗ xe; Nhân viên giữ hành lý; Sảnh tiếp tân với ghế ngồi và dịch vụ đồ uống; Chào đón mỗi khách với hoa và quà tặng trong phòng nghỉ. |
Tiêu chuẩn xếp hạng sao tại Việt Nam
Tại Việt Nam, xếp hạng sao khách sạn được Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý.
TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG KHÁCH SẠN 1 SAO
I-Yêu cầu về vị trí, kiến trúc
Giao thông thuận tiện
Môi truờng, cảnh quan đảm bảo vệ sinh
Thiết kế kiến trúc đạt tiêu chuẩn, có thể sử dụng thiết kế mẫu
Có tối thiểu 10 buồng
Chậu cây xanh đặt ở những nơi công cộng
Có nơi gửi xe cho khách ngoài khu vực khách sạn
Phòng ăn
Bar thuộc phòng ăn
Phòng làm việc của Giám đốc, Phó Giám đốc
Phòng nghiệp vụ chuyên môn
Phòng trực (chung cho tất cả các buồng trong khách sạn)
Phòng cho nhân viên phục vụ :
Phòng thay quần áo
Phòng tắm, vệ sinh- Kho để đồ
Khu bếp, kho bảo quản thực phẩm
- Tường ốp gạch men sứ, cao tối thiểu 2 m, sàn lát vật liệu chống trơn.
- Có hệ thống thông gió tốt
II- Yêu cầu về trang thiết bị, tiện nghi
Chất lượng đảm bảo
Bài trí hài hoà (Tham khảo Phụ lục 3)
Đối với buồng ngủ :
Trang trí nội thất hài hoà, đủ ánh sáng lượng khá
Đảm bảo thông thoáng ở các khu vực
Từ 4 tầng trở lên có thang máy riêng cho khách, cho nhân viên phục vụ và hàng hoá
III-Yêu cầu các dịch vụ trong khách sạn và mức độ phục vụ
Thay ga, gối giường ngủ 1 lần/ 2 ngày
Thay khăn mặt, khăn tắm 1 lần/1 ngày
Vệ sinh phòng hàng ngày, niêm phong thiết bị vệ sinh và cốc
Nhân viên trực buồng 24/24h
Số giờ phục vụ ăn, uống, giải khát từ 6 đến 22 giờ
Các loại dịch vụ ăn, uống : phục vụ các món ăn Âu, Á, tiệc với số lượng các món ăn hạn chế và các món ăn dễ chế biến; phục vụ một số loại nước giải khát thông dụng
Đón tiếp
(Reception) trực 24/24 giờ
Nhận giữ tiền và đồ vật quý (tại lễ tân)
Đổi tiền ngoại tệ
Dịch vụ bưu điện gửi thư cho khách
Đánh thức khách
Chuyển hành lý cho khách từ xe lên buồng ngủ
Giặt là
Dịch vụ y tế, cấp cứu : có tủ thuốc với các loại thuốc cấp cứu thông dụng
Điện thoại công cộng
Điện thoại trong phòng: Gọi được liên tỉnh và Quốc tế thông qua điện tín viên
IV-Yêu cầu về nhân viên phục vụ
Đối với cán bộ quản lý khách sạn (Giám đốc)
Trình độ văn hoá : Đại học
Trình độ chuyên môn :
Đã qua khoá học quản trị kinh doanh khách sạn tối thiểu 3 tháng
Đã công tác tại khách sạn tối thiểu 1 năm
Trình độ ngoại ngữ: biết một ngoại ngữ thông dụng (bằng B), đủ khả năng giao tiếp
Hình thức bên ngoài : không có dị tật, có khả năng giao tiếp
Đối với nhân viên phục vụ : – Tỷ lệ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (trừ những lao động đơn giản) : 90%
Ngoại ngữ : Nhân viên trực tiếp phục vụ biết 1 ngoại ngữ thông dụng trong phạm vi giao dịch
Ngoại hình cân đối, không có dị tật, có khả năng giao tiếp (đặc biệt đối với nhân viên trực tiếp phục vụ)
Chất lượng phục vụ và thái độ phục vụ tốt
Phụ lục 1
TRANG THIẾT BỊ NỘI THẤT BUỒNG KHÁCH SẠN 1 SAO
1- Đồ gỗ
Giường ngủ
Bàn đầu giường
Tủ để quần áo
Bàn và ghế ngồi làm việc (có thể đặt thêm gương để làm bàn trang điểm)
Bàn trà, ghế
Hộp màn (trong trường hợp có muỗi)
Giá để hành lý
2- Đồ vải
Đệm mút có vải bọc
Ga trải giường
Gối
Chăn len có vỏ bọc
Rèm độ che cửa 2 lớp (vải mỏng màu sáng, vải dầy màu tối )
3- Đồ điện
Điện thoại
Đèn đầu giường
Đèn bàn làm việc
Đèn phòng
Ti vi cho 80 % số buồng
Điều hoà nhiệt độ cho 80 % số buồng (còn lại dùng quạt điện )
Tủ lạnh cho 80 % số buồng
4- Đồ sành sứ, thuỷ tinh
Bộ ấm chén uống trà (nếu khách có yêu cầu )
Phích nước (nếu khách có yêu cầu )
Cốc thuỷ tinh
Bình nước lọc
Gạt tàn thuốc lá
5- Các loại khác
“Mắt thần” trên cửa buồng
Dây khoá xích (khoá an toàn cho phòng ngủ)
Mắc treo quần áo (để trong tủ )
Dép đi trong nhà (mỗi giường một đôi )
Sọt đựng rác
Túi kim chỉ
Túi đựng đồ giặt là
Cặp da đựng : các ấn phẩm quảng cáo dịch vụ trong khách sạn và giá cả, danh bạ điện thoại, nội quy khách sạn, nội quy về số lượng trang thiết bị, bảng không quấy rầy.
Phụ lục 2
TRANG THIẾT BỊ PHÒNG VỆ SINH KHÁCH SẠN 1 SAO
(Trong buồng ngủ của khách)
Chậu rửa mặt (Lavabo)
Bàn cầu bệt có nắp
Vòi tắm hoa sen di động
Vòi nước nóng, lạnh (hoà được vào nhau)
Giá kính trên lavabo ( hoặc bệ đá )
Gương soi (trên Lavabo)
Giá treo khăn mặt, khăn tắm
Khăn mặt và khăn tắm
Mắc treo quần áo khi tắm
Xà phòng tắm
Cốc đánh răng
Bàn chải đánh răng, kem đánh răng
Hộp đựng giấy vệ sinh và cuộn giấy vệ sinh
Sọt đựng rác nhựa có nắp
Phụ lục 3
CHẤT LƯỢNG TRANG THIẾT BỊ CỦA TỪNG HẠNG KHÁCH SẠN
(Dùng để tham khảo)
Loại trang thiết bị | Khách sạn loại 1, 2 sao | Khách sạn loại 3, 4, 5 sao |
I- Buồng | ||
1- Đồ gỗ | Có thể dùng đồ bán sẵn, không bị sứt, xước …, đồng mầu với các trang thiết bị khác trong phòng (không nên dùng bàn, ghế nhựa) | Gỗ chất lượng cao (tẩm, ướp, sơn, ép…)ép. Thiết kế kiểu dáng đẹp, đồng bộ về màu sắc, kiểu dáng, kích cỡ và đồng màu với các trang thiết bị khác trong phòng, thể hiện được sự sang trọng, lịch sự |
2- Đồ vải | – Ga (bọc đệm, bọc gối) dùng vải coton trắng, không để xảy ra tình trạng bị ố, thủng… – Ri đô 2 lớp : Lớp dầy có thể dùng bằng vải thun- Tấm phủ giường có thể dùng vải thun (Ri đô, tấm phủ giường phải cùng gam mầu, phù hợp với mầu trang thiết bị khác và mầu của tường)- Khăn mặt, khăn tắm bằng sợi bông trắng, không để xẩy ra tình trạng bị ngả mầu | – Ga (bọc đệm, bọc gối) dùng vải coton trắng, không để xảy ra tình trạng bị ố, thủng… – Ri đô 2 lớp : Lớp dầy có thể dùng bằng vải thun- Tấm phủ giường có thể dùng vải thun (Ri đô, tấm phủ giường phải cùng gam mầu, phù hợp với mầu trang thiết bị khác và mầu của tường) – Khăn mặt, khăn tắm bằng sợi bông trắng, không để xẩy ra tình trạng bị ngả mầu. – Đệm : Dùng loại dầy 20 cm, độ đàn hồi tốt – Ga (bọc đệm, bọc gối) dùng vải coton trắng – Ri đô 2 lớp : Lớp dầy có thể dùng bàng vải thô, cứng; lớp mỏng bằng ren trắng. – Tấm phủ giường bằng vải thô dầy (hoặc trần bông) – Thảm mịn, có khả năng chống cháy (Ri đô, tấm phủ giường, thảm trải phải cùng gam mầu, phù hợp với mầu trang thiết bị khác và mầu của tường) – Khăn mặt, khăn tắm bằng sợi bông trắng, có in chìm biểu tượng và tên của khách sạn |
3- Đồ điện | Có thể sử dụng điều hoà (2 chiều) riêng cho từng phòng, không có tiếng ồn, không bị rò rỉ; vô tuyến có thể dùng loại 14 Inch; tủ lạnh 50 lít. Các loại đồ điện luôn đảm bảo hoạt động tốt. | Nên dùng điều hoà trung tâm, vô tuyến từ 21 Inch trở lên, tủ lạnh nhỏ 50 lít. Các loại đồ điện nên sử dụng đồ của các hãng có chất lượng tốt và rất tốt. |
4- Đồ sành sứ, thuỷ tinh | – Cốc, tách có thể sử dụng loại bán sẵn, nhưng cần đảm bảo sự đồng bộ – Lavabo, bồn tắm, bàn cầu có thể sử dụng hàng sản xuất tại địa phương, không để tình trạng bị ố, nứt. | – Cốc, tách nên sử dụng loại men trắng, có in biểu tượng, tên của khách sạn – Lavabo, bồn tắm, bàn cầu nên dùng men trắng của những hãng sản xuất có chất lượng tốt và rất tốt. |
II- Phòng ăn | ||
1- Đồ vải | Khăn trải bàn bằng vải coton trắng | Khăn trải bàn bằng vải coton trắng |
2- Dụng cụ ăn, uống | – Bát, đĩa, chén… có thể dùng đồ bán sẵn, đảm bảo đồng bộ, không để tình trạng bị sứt | – Bát, đĩa, chén… nên dùng loại men trắng, có in biểu tượng, tên của khách sạn. Có lưu ý tới tính chất của từng loại phòng ăn mà sử dụng cho phù hợp – Thìa, dĩa nên dùng bằng Inox (nên có một số lượng nhất định thìa, dĩa bằng bạc để dùng trong những bữa tiệc sang trọng) – Đũa ăn nên dùng bằng nhựa |
3- Đồ gỗ (bàn ghế) | Có thể dùng đồ bán sẵn (không nên dùng đồ nhựa) | Dùng gỗ có chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp. Đặc biệt đối với ghế ngồi ăn nên dùng ghế bọc đệm, màu sắc trang nhã, hài hoà, thể hiện được sự sang trọng, lịch sự. |
III- Tiếp tân (chủ yếu là đồ gỗ) | – Bàn ghế trong khu vực tiền sảnh có thể dùng đồ mua sẵn | – Quầy tiếp tân nên dùng bằng gỗ chất lượng cao (tẩm, ướp, sơn, ép…) kiểu dáng đẹp. – Bàn ghế trong khu vực tiền sảnh nên dùng bàn, ghế salon, đệm bọc vải thô, màu sắc, hài hoà, trang nhã |
IV- Bếp | – Bàn sơ chế, chế biến, dụng cụ nấu luôn đảm bảo sạch sẽ. | – Bàn để sơ chế, chế biến nên bọc bằng Inox – Dụng cụ nấu luôn đảm bảo độ mới, sạch. |