Tứ linh và tứ tượng (P2)

Tứ tượng là gì?

Theo wikipedia thì tứ tượng là hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học,phong thủy trung quốc,…

Trong thần thoại trung quốc cổ đại có sự xuất hiện của tứ linh là: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước & Huyền Vũ. Tứ tượng tương ứng với 4 hướng là Đông, Tây, Nam và Bắc. bên cạnh đó, mỗi vị thần sẽ canh giữ 7 chòm sao trong 28 chòm sao trong thiên văn của Trung quốc.

Bạch Tuyết và 7 chú lùn – Những sự thật đen tối đằng sau câu chuyện

Câu chuyện cổ tích “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” có thể là sản phẩm của rất nhiều câu chuyện ghép lại. Không ít trong số đó vô cùng đen tối. Cùng tìm hiểu những sự thật đen tối đằng sau câu chuyện Bạch Tuyết và 7 chú lùn:

Số phận các thuyền viên trên tàu Mary Celeste, bí ẩn hơn 135 năm chưa có lời giải

Số phận các thuyền viên trên tàu Mary Celeste, bí ẩn hơn 135 năm cho đến nay, vụ án các thuyền viên tàu Mary Celeste mất tích vấn là bí ẩn lớn của nhân loại

Vào ngày 4 tháng 12 năm 1872, một con tàu có tên Mary Celeste được phát hiện trôi dạt trên vùng biển đầy sóng gió của Đại Tây Dương. Con tàu trong tình trạng không hỏng hóc, đầy đủ buồm lẫn các vật dụng đi biển cần thiết. Tuy nhiên, khi lên tàu, người ta nhận ra nó hoàn toàn vắng vẻ – thủy thủ đoàn đã biến mất không dấu vết. Kể từ đó, Mary Celeste trở thành bí ẩn tồn tại hơn 135 năm trong lịch sử nhân loại.

Người thổi sáo thành Hamelin – Câu chuyện rùng rợn về vụ mất tích của 130 đứa trẻ

Người thổi sáo thành Hamelin là câu chuyện cổ tích về cái giá phải trả cho sự vô ơn. Tuy nhiên, dường như rất ít người biết rằng câu chuyện trên có ẩn chứa những sự kiện có thật.
Rất nhiều thế hệ đã được nghe kể về câu chuyện người thổi sáo ma thuật đã bắt cóc hơn 100 đứa trẻ. Người ta xem đó là câu chuyện răn dạy đạo đức, khuyên trẻ con nên giữ lời và biết ơn kẻ khác. Thế nhưng, có vẻ như đằng sau câu chuyện bí ẩn này còn ẩn giấu nhiều sự kiện lịch sử khá rùng rợn khác nữa.

Chiến binh Valkyrie – Những điều không phải ai cũng biết về chiến binh Valkyrie trong thần thoại Bắc Âu

Chiến binh Valkyrie trong thần thoại Bắc Âu có lẽ là những nhân vật được biết đến nhiều nhất
Valkyrie trong thần thoại được miêu tả là những linh hồn bay lượn phía trên chiến trường để tìm kiếm người chết, định đoạt số phận của những người qua đời. Từ “Valkyrie” có nghĩa là “người lựa chọn đồ tể”, và một khi được lựa chọn, các chiến binh sẽ được họ đưa qua cầu vồng Bifrost, đến Valhalla. Valhalla là cung điện trên trời, nơi dành cho các chiến binh đã chết.

Quái vật chuyên ăn giấc mơ Baku – Câu chuyện kì quái phía sau truyền thuyết về Baku

Quái vật chuyên ăn giấc mơ Baku trong truyền thuyết Nhật Bản không chỉ đem lại những cơn ác mộng

Baku, hay còn gọi là “kẻ ăn giấc mơ”, là một thực thể hoặc linh hồn trong thần thoại và văn hóa các nước như Trung Quốc và Nhật Bản. Tương truyền rằng chúng có thể nuốt chửng những cơn ác mộng. Tuy nhiên, nếu Baku không được triệu hồi đúng cách và hài lòng với cơn ác mộng mà nó nhấm nháp, thì nó sẽ tiêu diệt toàn bộ hy vọng và ước mơ của con người.

3 ác xà nổi tiếng trong thần thoại: Orochi thực ra cũng thường thôi!

3 ác xà nổi tiếng trong thần thoại. Trước các ác xà này, Bát Kỳ Đại Xà Orochi gần nhiên không còn đáng sợ nữa
Bát Kỳ Đại Xà Orochi vốn là ác xà nổi tiếng bậc nhất trong thế giới thần thoại. Với tám cái đầu mang đầy oán khí, Orochi đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều game, tác phẩm manga-anime. Tuy nhiên, nếu so sánh mức độ nguy hiểm thì có lẽ Orochi không thể theo kịp các ác xà dưới đây.

Thần thoại Hy Lạp không thiếu những câu chuyện kỳ quặc – Top 5 câu chuyện kỳ quặc trong thần thoại Hy Lạp: Nguồn gốc ly kỳ của giống loài nhân mã là dị nhất

Thần thoại Hy Lạp không thiếu những câu chuyện kỳ quặc, ví dụ như việc Pan làm sáo từ người trong mộng của mình hay Erysichthon đói đến mức tự ăn cơ thể
Khi nhắc đến thần thoại Hy Lạp, sẽ có một số câu chuyện khiến bạn cảm thấy thật kỳ lạ. Các nữ thần sinh ra từ vỏ trai, bắt cóc và thậm chí là những mê cung kéo dài bất tận. Nhưng đó vẫn chưa phải là điển tích dị nhất về các vị thần trên đỉnh Olympus.

Giải mã Thần thoại (P.6): Nền văn minh tiền sử

Giải mã Thần thoại (P.6): Nền văn minh tiền sử
Nền văn minh tiền sử
Khoa học kỹ thuật hiện đại đã phát hiện ra một số hiện tượng kỳ lạ, ví dụ như trên Trái đất có di tích cổ của rất nhiều nền văn minh, không phải là sản phẩm của văn minh nhân loại lần này, có loại là hàng vạn năm trước, hàng triệu năm trước, hàng chục triệu năm về trước, thậm chí hàng trăm triệu năm trước di lưu lại. Chúng không phải là sản phẩm của cùng một thời kỳ văn minh, mà thậm chí là sản phẩm của nhiều thời kỳ văn minh khác nhau.

Giải mã Thần thoại (P.5): Thần thoại và truyền thuyết

Thần thoại và truyền thuyết

Thần thoại, ý nghĩa đúng như tên gọi của nó chính là ghi chép lại lời nói hành động của Thần, giảng thuật lại Thần ngôn và Thần tích. Truyền thuyết, chính là những câu chuyện được kể lại từ đời này qua đời khác, từ xa xưa cho nên ngày nay.

Lịch sử của nhân loại chúng ta chủ yếu là thông qua văn tự ghi chép, sách sử ghi chép mà truyền lưu lại, chúng ta bây giờ chủ yếu thông qua con đường này để tìm hiểu lịch sử. Nhưng trước khi có chữ viết, lịch sử dài đằng đằng kia đã lưu truyền tới nay như thế nào?

Giải mã Thần thoại (P.4): Bàn Cổ khai thiên tịch địa

Giải mã Thần thoại (P.4): Bàn Cổ khai thiên tịch địa
Cùng với sự thai nghén và ra đời của Bàn Cổ, thiên địa vạn vật cũng ra đời. Ở trong quá trình này, dương khí lên cao, âm khí hạ xuống, trong hỗn độn phân ra âm dương; Âm dương tương sinh, Thái Cực vận chuyển, thai nghén và sinh ra tầng tầng thiên địa vạn vật. 

Truyền thuyết Bàn Cổ khai thiên tịch địa

Theo những sách cổ “Tam ngũ lịch ký”, “Ngũ vận lịch niên kỷ” và “Thuật dị ký” ghi chép: Từ thời cực kỳ viễn cổ trước kia, vũ trụ của nhân loại chúng ta còn chưa sinh ra, khi đó không có nhân loại, cũng không có thiên địa vạn vật, chỉ có một khối hỗn độn. Giống như sự sống thai nghén trong quả trứng gà, trải qua năm tháng dài đằng đẵng, trong hỗn độn dưỡng dục ra một sinh mệnh khổng lồ, ông chính là Bàn Cổ.

Giải mã Thần thoại (P.3): Cây Thần Phù Tang

Giải mã Thần thoại (P.3): Cây Thần Phù Tang
Cây Thần Phù Tang trong truyền thuyết

Cây Phù Tang và Thái Dương Thần điểu được ghi chép trong “Sơn Hải kinh”.

Nói rằng Hi Hòa, thê tử của Thiên Đế, sinh ra mười mặt trời, tắm rửa cho mặt trời tại Cam Uyên. Nơi này có Thang Cốc, bên trên Thang Cốc mọc ra một gốc cây Thần to lớn, tên là Phù Tang, là nơi mặt trời tắm rửa. Chín mặt trời nghỉ ngơi ở những cành cây bên dưới, một mặt trời còn lại nghỉ ngơi ở cành cây bên trên. Mỗi ngày sẽ có một mặt trời cưỡi Kim Ô Thần điểu trở về từ nhân gian, một mặt trời khác lúc này sẽ cưỡi Kim Ô Thần điểu xuống nhân gian làm nhiệm vụ. Cứ như vậy, mười mặt trời mỗi ngày thay phiên nhau trực ban. Và một người vợ khác của Thiên Đế là Thường Hi cũng sinh mười hai mặt trăng, cũng đang tắm rửa cho mặt trăng.

Tại di chỉ Tam Tinh Đôi nổi tiếng thế giới ở Tứ Xuyên, từng khai quật được cây Thần bằng đồng và chim Thần Thái Dương, điều này đã gây chấn động và là ấn chứng cho những điều ghi chép trong “Sơn Hải Kinh”.