Thần thoại/Mythology

Giải mã Thần thoại (P.2): Nữ Oa vá trời

Lượt xem 206

Truyền thuyết Nữ Oa vá trời, nói rằng núi Bất Chu là một trong tám cây cột chống trời. Cho dù trời là chỉ thời – không cao tầng, vậy thời – không cao tầng kia vì sao lại cần cột để chống đỡ?

Nói đến Nữ Oa vá trời, trước hết hãy nói đến chuyện Cộng Công tức giận húc vào núi Bất Chu.

Giải mã Thần thoại (P.1): Nữ Oa tạo ra con người

Truyền thuyết Nữ Oa vá trời

Liên quan tới truyền thuyết Cộng Công tức giận húc vào núi Bất Chu, có lưu truyền mấy phiên bản, nội dung cơ bản đều là giống nhau, chỉ là người đánh nhau với Cộng Công thì khác nhau. Điều này tôi sẽ giải thích sau, trước hết hãy nói sơ qua về truyền thuyết Cộng Công đại chiến với Chuyên Húc.

Nền văn minh Trung Hoa có lịch sử trên dưới năm nghìn năm, căn cứ sử liệu hiện có thì trước 5.000 năm văn minh lần này còn có một thời kỳ văn minh tiền sử cực kỳ lâu dài, gọi là thời kỳ Tam Hoàng, là thời kỳ tiền sử đại biểu bởi các bậc đế vương viễn cổ như Hữu Sào, Toại Nhân, Phục Hy, Thần Nông… Nền văn minh 5.000 năm của chúng ta lần này bắt đầu từ Hoàng Đế, mở đầu thời kỳ Ngũ Đế, như Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Chuyên Húc, Khốc, Nghiêu, Thuấn… Sau đó Thuấn nhường ngôi cho Đại Vũ, sau khi Đại Vũ kế thừa đế vị, ông đã khai sáng triều đại đầu tiên ─ triều đại nhà Hạ, sau đó các triều đại thay đổi, triều Thương, Chu, Tần, Hán…

Theo truyền thuyết, Chuyên Húc là cháu trai của Hoàng Đế, tại thời điểm Chuyên Húc tại vị, Thủy Thần Cộng Công không phục tùng thống trị, phát động chiến tranh với Chuyên Húc tranh đoạt đế vị. Kết quả Cộng Công bị Chuyên Húc đánh đại bại, trong cơn nóng giận, Cộng Công đã húc đầu vào núi Bất Chu, khiến núi bị sụp xuống. Núi Bất Chu là một trong tám cột trụ chống trời, tại hướng Tây Bắc, trụ trời bị đụng gãy, do đó trời bị sụp đổ về phía Tây Bắc, nghiêng về hướng Đông Nam. Đồng thời, trời bị thủng một lỗ lớn, trên mặt đất hồng thủy ngập trời, nhân loại rơi vào bên bờ hủy diệt. Vì vậy, Nữ Oa đã luyện đá ngũ sắc vá trời, cứu vớt nhân loại.

Lý giải trên cơ sở khoa học

Trời chính là tầng khí quyển ở trên đầu, nhiều lắm là mấy đám mây do hơi nước tạo thành, cao hơn nữa là chân không của vũ trụ. Vật này vẫn cần cột chống đỡ như nóc nhà hay sao? Lại còn có thể đụng phá một lỗ thủng? Và sau đó còn có thể vá lại như vá quần áo vậy? Hơn nữa đốt tảng đá là có thể vá được?

Nếu nó là lời chân thật, chắc chắn mọi người cho đây là trò cười. Trong phần thứ nhất, chúng ta đã nói qua rằng, nhân loại chúng ta và Thần là ở trong các chiều thời – không khác biệt. Chúng ta không thể sử dụng khái niệm tư duy của con người để lý giải ngôn ngữ của Thần, bởi vì nội hàm là hoàn toàn khác nhau. Chúng ta phải đứng trong thời – không đa chiều để tìm hiểu.

Giải mã Thần thoại (P.2): Nữ Oa vá trời

Khi cơ học cổ điển của Newton không thể giải thích được chuyển động của các vật thể tốc độ cao hoặc khối lượng cao, Einstein đã đưa ra thuyết tương đối, nhảy ra khỏi hạn chế của thời – không đơn nhất của chúng ta, cho rằng thời – không bị bóp méo, tiến hành bổ sung hoàn hảo hơn cho điều này, làm cho vật lý học nâng cao lên một bước, giải thích các hiện tượng mà trước đó không thể giải thích được.

Chúng ta đối đãi với Thần thoại cũng là như thế, cần nhảy ra khỏi hạn chế của chiều thời – không nơi nhân loại, mới có thể giải mã thế giới loài người. Sinh mệnh cao tầng tạo ra nhân loại, cũng đem trí tuệ ẩn giấu ở trong các câu chuyện Thần thoại, chúng ta cần phải thoát ra khỏi phương thức tư duy ở chiều không gian thấp của con người để giải khai nó.

Thần nói tới trời, không phải bầu trời trong khái niệm của con người chúng ta, bởi vì Thần ở trong chiều không gian thời không cao hơn, cũng như bùn đất mà Thần nói đến không phải bùn đất trong khái niệm con người chúng ta. Nếu như Thần chỉ Trời là bầu trời bên trên đỉnh đầu của chúng ta, thì bầu trời phía trên đầu của người châu Mỹ chỉ nằm dưới chân của người châu Á bởi vì họ ở bên kia Trái đất. Chúng ta nhìn mặt trăng ở trên trời, nếu như chạy lên mặt trăng, thì Trái Đất sẽ ở trên bầu trời, như vậy sẽ trở nên lộn xộn.

Nhảy ra khỏi những giới hạn trong tư duy của con người, bầu trời mà Thần đề cập đến nên đề cập ở một cấp độ thời – không cao hơn con người. Thời – không cao hơn con người đều có thể gọi là Trời. Theo lý giải này, trong thần thoại kể Thần tiên lên trời, chính là rời khỏi thời không của nhân loại, tiến vào tầng thời không cao hơn, chứ không phải lên tới không gian vũ trụ. Phi thuyền vũ trụ của con người bay vào không gian vũ trụ, trong con mắt của Thần thì đó vẫn không phải là lên trời, mà vẫn là trên mặt đất, bởi vì thời không của nhân loại đều là Trái đất trong mắt của Thần. Giống như chúng ta nhìn vào sinh mệnh trong thời – không hai chiều trên mặt đất, chúng chạy thế nào, bay ra sao, chúng ta đều cho rằng chúng đang ở trên mặt đất, bởi vì dù chúng có chạy như thế nào thì chúng cũng không thể thoát khỏi chiều thời – không kia, đều nằm trong thời – không hai chiều của mặt đất, đều ở trên mặt đất.

Bây giờ tiếp tục quay lại với chuyện Nữ Oa vá trời, nói rằng núi Bất Chu là một trong tám cây cột chống trời. Cho dù trời là chỉ thời – không cao tầng, vậy thời – không cao tầng kia vì sao lại cần cột để chống đỡ?

Chúng ta biết rằng, một con đường dù có dài bao nhiêu, nó chung quy cũng có điểm cuối, cuối cùng sẽ đi đến hồi kết. Chỉ bằng cách tạo thành một vòng tròn, hình thành một vòng tuần hoàn, thì nó mới có thể không có kết thúc, không đầu không cuối, trường tồn mãi mãi.

Vạn vật trong vũ trụ đều là như vậy, nó nhất định phải hình thành một vòng tuần hoàn, mới có thể trường tồn mãi mãi, nếu không sẽ đi đến cuối cùng và bị hủy diệt.

Mặt trăng quay quanh Trái đất theo quỹ đạo hình tròn, và Trái đất lại quay xung quanh Mặt trời, hết vòng này đến vòng khác, vĩnh viễn không ngừng nghỉ. Mặt trời quay tròn quanh Hệ Ngân hà, Hệ Ngân hà lại xoay quanh Siêu đám Địa phương (Local Supercluster- LSC)…

Cơ thể con người cũng như vậy, có tuần hoàn máu, tuần hoàn khí, tuần hoàn bạch huyết, tuần hoàn nước, tuần hoàn tiêu hóa, tuần hoàn kinh mạch… Bất kỳ một tuần hoàn nào bị đứt đoạn, con người sẽ chết.

Trái đất cũng giống như vậy, có tuần hoàn nước, chuỗi tuần hoàn sinh học, tuần hoàn không khí, tuần hoàn ngũ vận lục khí, tuần hoàn long mạch… Bất kỳ một tuần hoàn nào bị phá vỡ, nhân loại sẽ bị hủy diệt. Chỉ khi tuần hoàn thông suốt, mới có thể sinh sôi không ngừng.

Trong tu luyện của Đạo gia có một thuật ngữ quan trọng gọi là “Chu Thiên”. Lý giải từ cái tên, nó có nghĩa là đi vòng quanh bầu trời, tuần hoàn một vòng giữa trời đất, được gọi là một chu thiên. Ví dụ, Trái đất quay một vòng quanh Mặt trời, trong thiên văn học gọi là một chu thiên. Trái đất tự quay một vòng, gọi là tiểu chu thiên. Năng lượng của cơ thể con người luân chuyển theo huyết mạch của toàn bộ cơ thể, thất kinh bát mạch, thập nhị chính kinh (12 kinh mạch của cơ thể) đều tuần hoàn một lần, được gọi là tuần hoàn đại chu thiên. Tuần hoàn một vòng nhỏ dọc theo hai mạch Nhâm – Đốc, gọi là tuần hoàn tiểu chu thiên.

Tầng tầng thời – không ở các chiều không gian khác nhau trong vũ trụ cũng có thể như vậy, thời – không tầng dưới và thời – không tầng cao sẽ giống như bánh răng, từng lớp đan xen nhau, đối ứng tuần hoàn. Vũ trụ có thể được coi là một thể tuần hoàn, sinh mệnh cũng là một thể tuần hoàn. Khi tuần hoàn bị đứt gãy, sẽ đi đến kết thúc.

Nếu như thời – không mà nhân loại chúng ta tồn tại này (Trái đất) và thời – không tầng cao hơn (Trời) đối ứng tuần hoàn với nhau, thì vòng tuần hoàn này chính là tuần hoàn đại chu thiên giữa trời và đất.

Luyện công trong Đạo giáo có một quá trình, sau khi nhập môn, trước hết cần thông tiểu chu thiên, sau đó thông đại chu thiên. Thông tiểu chu thiên chính là đả thông hai mạch Nhâm – Đốc, hình thành một vòng tuần hoàn nhỏ của năng lượng con người. Khi thông tiểu chu thiên, cần xung phá ba quan (huyệt vị) theo thứ tự là huyệt Vĩ Lư, huyệt Giáp Tích, huyệt Ngọc Chẩm. Ba quan này là ba điểm mấu chốt trên mạch Đốc ở phía sau lưng, cần phải đề khí Đan Điền đi ngược mạch Đốc mà đi lên xung phá quan, xung phá Vĩ Lư, đả thông Giáp Tích, vượt qua Ngọc Chẩm, sau đó lên đỉnh đầu, cuối cùng hợp lại ở mạch Nhâm, rồi trở lại Đan Điền, hình thành một vòng tiểu chu thiên. Nếu ba quan này không đả thông, thì không cách nào thông tiểu chu thiên.

Đại chu thiên cũng giống như thời – không này, là một vòng tuần hoàn lớn thời – không từ trời xuống đất, từ đất lên trời. Đại chu thiên ở mỗi tầng thời – không là vòng tuần hoàn lớn nhất trong tầng đó, hết thảy vạn sự vạn vật ở trong tầng này đều ở trong vòng tuần hoàn này, không có gì không bao hàm, không có gì bị bỏ sót. Chu Thiên hình thành một cái mê hoặc lớn, cũng là cái bẫy tất cả mọi thứ bên trong tầng thứ này. Nếu bạn có thể nhảy ra khỏi tuần hoàn đại chu thiên này, thì bạn sẽ nhảy ra khỏi tầng thời – không đó, tiến vào một tầng thời – không cao hơn, tiến vào vòng tuần hoàn đại chu thiên cấp độ cao hơn, cũng có thể nói là lên trời, mở ra cổng Trời trong thời – không cao hơn – Cổng Chu Thiên.

Đại chu thiên ở mỗi tầng thời – không đều là vòng tuần hoàn lớn độc lập, nhưng nhìn chung, tất cả các đại chu thiên ở các tầng thời – không khác nhau sẽ đối ứng với nhau giống như bánh răng, tuần hoàn theo từng tầng?

Từ xưa đến nay đều nói rằng, con người thông qua tu luyện có thể thành Tiên, cho dù là Phật gia hay là Đạo gia đều là nói như vậy. Tu luyện vì sao có thể thành Tiên? Người viết cho rằng: Tu luyện trước hết đều cần phải thông hiểu chu thiên của cơ thể, minh bạch rằng con người là do Thần tạo ra, nhân thể và tự nhiên, vũ trụ là đối ứng. Thông hiểu chu thiên của cơ thể chính là đem năng lượng của thân thể tuần hoàn, đối ứng liên tiếp đến đại chu thiên thời – không tầng cao hơn, lấy năng lượng vũ trụ ở tầng thời – không cao hơn tiến vào vòng tuần hoàn của nhân thể, từ đó nâng cao năng lượng nhân thể, nhảy ra khỏi vòng tuần hoàn đại chu thiên tầng dưới, tiến vào tầng thời – không cao hơn, trở thành sinh mệnh của tầng cao hơn.

Trong bài thơ thiên tri “Mai Hoa Thi” của nhà tiên tri Thiệu Ung có một câu:

“Đãng đãng thiên môn vạn cổ khai,
Kỷ nhân quy khứ kỷ nhân lai”

Tạm dịch nghĩa :

“Dần từ vạn cổ cổng trời khai mở,
Hỏi mấy người đến mấy người trở về”.

“Thiên môn” là gì? Người viết cho rằng: Thiên môn cũng không phải là cánh cửa mà con người vẫn nghĩ, nó là cánh cửa của đại chu thiên tầng thời – không này. Đại chu thiên là vòng tuần hoàn lớn nhất của tầng thời không này, ở khắp mọi nơi, từ bất kỳ một vị trí nào đều có thể là thượng thiên, tiến vào thời không cao tầng.

Chúng ta thường nghe thấy thời cổ có một kiểu câu chuyện như thế này: Trong rừng sâu núi thẳm có một gian nhà tranh vách lá, ở đó có một vị đạo sĩ già đang tu hành. Nhìn vô cùng tồi tàn, thế nhưng sau khi tiến vào trong, phát hiện trong túp lều tranh là một thế giới khác, bên trong là một thế giới vô cùng rộng lớn mới lạ. Cũng có những người tu luyện trên núi sâu, chui sâu vào vách núi cheo leo, bên trong còn có một thế giới khác rộng lớn bí ẩn. Những câu chuyện này đều nói tới một thế giới khác, đây chính là chỉ lên trời: Lên tới tầng thời – không cao hơn, mà không phải bay lên trời mới tính là lên trời. Đương nhiên bay lên bầu trời cũng có thể lên trời, bởi vì Thiên môn ở khắp mọi nơi, cho nên cũng thường xuyên nhìn thấy trong sách xưa ghi chép, nói rằng người tu luyện nào đó bạch nhật phi thăng, bay lên trời.

Cổ nhân giảng Thiên can, Địa chi. Giáp ất bính đinh mậu kỷ canh tân nhâm quý, là mười Thiên can. Tý sửu dần mão thần tị ngọ vị thân dậu tuất hợi, là mười hai Địa chi. Mười Thiên can phối hợp với 12 Địa chi giống như bánh răng nhấp nhô cắn vào nhau, đối ứng tuần hoàn. Ví như Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần…… Sau 60 lần tổ hợp, lại quay về Giáp Tý, làm một vòng đại tuần hoàn, gọi là một giáp.

Cổ nhân dùng Thiên can Địa chi để tính năm, tháng, ngày, giờ… ví như năm 2019 là năm Kỷ Hợi, năm 2020 là năm Canh Tý. Đoán mệnh, nhìn thiên tượng, Đông y…, đều cần dùng đến Thiên can Địa chi để suy tính.

Thiên can, địa chi là gì?

Thiên can, địa chi là kinh mạch vòng tuần hoàn đại chu thiên của Trời đất. Can là mạch Can, như là thân cây, là mạch dương, trên trời (hệ thống tầng thời – không cao hơn). Chi là mạch Chi, như là nhánh cây, là mạch âm, trên mặt đất (mạch thời không của nhân loại). Thiên can, địa chi giống như bánh răng, đối ứng ăn khớp với nhau, chuyển động tuần hoàn, đây chính là vòng tuần hoàn đại chu thiên giữa thời không nhân loại và Trời đất. Là vòng đại tuần hoàn âm dương từ trời xuống đất, từ đất lên trời, vạn sự vạn vật của thời – không nhân loại đều ở trong đó, không chỗ nào không bao lấy.

Trong Đông y có học thuyết ngũ vận lục khí, nó phải căn cứ Thiên can địa chi để suy đoán vận khí biến hóa hàng năm giữa trời đất, từ đó dự đoán, trị liệu tật bệnh. Chính là đem nhân thể và tự nhiên thành một thể đối ứng, thông qua vòng tuần hoàn kinh mạch thiên địa (Thiên can địa chi), lấy những biến hóa mạch tượng trong thiên nhiên, từ đó đối ứng với bệnh tật trên nhân thể và trị liệu.

Bây giờ chúng ta hãy nói tiếp về lý do tại sao Trời cần những cây cột để chống đỡ. Trong sách xưa ghi chép rằng, cột trụ trời là một ngọn núi. Cá nhân tôi cảm thấy, ngọn núi này là một vị trí trọng yếu, giao điểm hoặc gọi là cửa ải, cũng có thể là một huyệt vị trọng yếu trên vòng tuần hoàn đại chu thiên kinh mạch giữa tầng thời – không nhân loại chúng ta và tầng thời – không cao hơn.

Trái đất có một mạch tuần hoàn năng lượng, gọi là long mạch. Long mạch kéo dài đến mặt đất chính là núi, dãy núi. Chúng ta đứng trên mặt đất không biết, nhưng từ vệ tinh Google Earth liền có thể thấy rõ. Tại vệ tinh Google Earth, từ trên cao nhìn xuống mặt đất, khi kéo đến độ cao nhất định, bạn nhìn vào các ngọn núi trên khắp bề mặt Trái đất. Đó có phải là một kinh mạch hay không? Nó không chỉ giống như các kinh mạch, mà quả thực giống hệt các kinh mạch trên cơ thể người, không sai lệch chút nào.

Các dãy núi trên Trái đất nhìn từ ​​vệ tinh (1). (Nguồn ảnh: miền công cộng)
Các dãy núi trên Trái đất nhìn từ ​​vệ tinh (2). (Nguồn ảnh: miền công cộng)

Trong phong thủy học cho rằng, kinh mạch vĩ mô trên khắp tự nhiên, sẽ tồn tại ở dạng núi, đây là hình thức kinh mạch của thể tự nhiên. Cho nên khi xem phong thủy tìm âm trạch, đều cần thuận theo thế núi, đi theo hướng đó để tìm ra đầu đuôi ngọn ngành. Huyệt vị là điểm nút trọng yếu trên kinh mạch, là cửa ải, là cửa ra vào của mạch năng lượng, cho nên cũng sẽ tồn tại dưới hình dạng núi.

Tám cột trụ trời là những quan, huyệt vị trọng yếu trên kinh mạch vòng tuần hoàn đại chu thiên trời đất, biểu hiện hình thức là tám ngọn núi Tiên, nhưng không trong chiều thời – không nhân loại này của chúng ta, mà là tồn tại ở trong tầng thời – không cao hơn. Đó là nội hàm của cột chống trời được hiểu ở cấp độ tầng thứ cá nhân tác giả.

Khi cột trụ trời bị đụng gãy, cái huyệt vị này liền bị phá vỡ, vòng tuần hoàn đại chu thiên Trời đất cũng bị đứt gãy, thủng. Cho nên nói trời sập, trời thủng, thì thời – không của nhân loại cũng ở bên bờ hủy diệt. Giống như kinh mạch trọng yếu của cơ thể người bị đứt gãy, huyệt vị quan trọng của thân thể người bị phong bế, thì con người sẽ tử vong.

Vì vậy, Thần linh từ hệ thời – không cao tầng – chính là Nữ Oa đã xuống đến thời – không tầng dưới để vá Trời, chính là sửa chữa lỗ thủng của vòng tuần hoàn đại chu thiên, để bảo vệ loài người do chính bà tạo ra. Nữ Oa luyện đá ngũ sắc, có thể hiểu là tinh luyện Ngũ Hành. Cổ nhân cho rằng Ngũ Hành tạo thành vạn sự vạn vật trong thế giới chúng ta, cả nhân loại chúng ta và tam giới đều là từ năm loại nguyên tố cơ bản của Ngũ Hành cấu thành. Ngũ Hành vượt ra khỏi 108 loại nguyên tố mà hóa học hiện đại nói tới, 108 loại nguyên tố đều thuộc ngũ hành.

Đây là những lý giải của cá nhân về chuyện Nữ Oa vá trời.

Trung Nguyên
Theo Lý Đạo Chân – Vision Times

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *